Là một trong những kỹ sư tư vấn lâu năm của Điện Nghệ An, nay được phép của ban giám đốc, tôi sẽ chia sẻ cơ bản về giá điện mặt trời lắp mái / áp mái nhà cho dân dụng và văn phòng, nhà xưởng giá bao nhiêu.
Rất nhiều người khi hỏi về điện mặt trời thì quan tâm đầu tiên là về giá. Giá điện mặt trời tuy tưởng là một mức nhưng rất khác nhau tùy hệ thống, tiêu chuẩn thi công và tiêu chuẩn chất lượng của từng loại sản phẩm bên trong. Giống như xây một căn biệt thự, thì thành phần cấu thành giá sẽ bao gồm đơn giá vật tư cao cấp hay phổ thông, đơn vị thi công và tiêu chuẩn thi công của ngôi nhà. Tuy nhiên trong bài viết này tôi sẽ liệt kê các loại hệ thống phổ biến và đưa mức giá chung nhất để mọi người có thể tham khảo.
Thi công điện mặt trời tại TP Vinh Nghệ An
Về cơ bản một hệ thống điện mặt trời hòa lưới lắp mái nhà (rooftop) thì có các thành phần cấu thành sau trong bảng giá.
1. Tấm pin năng lượng mặt trời (Solar panel – Solar module) 2. Bộ hòa lưới điện (Grid-tie inverter) 3. Hệ thống đo đếm điện năng và giám sát từ xa (Monitoring system) 4. Tủ phân phối và bảo vệ DC/AC (DC/AC Distribution Box) 5. Khung giá đỡ (khung kẽm/ nhúng nóng, ray bát kẹp nhôm chuyên dụng anodize) 6. Dây dẫn, thang máng cáp, phụ kiện chuyên dụng 7. Nhân công vận chuyển và lắp đặt.
Về giá một hệ thống điện mặt trời hòa lưới lắp đặt hoàn chỉnh, cho dù là cho gia đình hay doanh nghiệp, nhà xưởng thì sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
1. Vật tư chính: Loại vật tư, giá rẻ, phổ thông hay cao cấp, đặc biệt là tấm pin mặt trời, bộ hòa lưới. Giá vật tư chính chiếm phần lớn giá trị hợp đồng, từ 60-70%. Có nhiều loại pin mặt trời, kể cả 1 hãng sản xuất cũng có nhiều cấp độ sản phẩm, phổ thông và rẻ nhất là Poly/ Poly Perc, cao hơn là Mono/ Mono Perc hay cao cấp là Mono N-Type… Giá các sản phẩm này tùy thuộc vào uy tín nhà sản xuất, thông số kỹ thuật của sản phẩm, chế độ bảo hành, các chứng chỉ chứng nhận của sản phẩm…
2. Vật tư phụ: Chiếm từ 20-30% giá trị hợp đồng, tuy nhiên phần này cũng rất quan trọng, các thiết bị sử dụng trong tủ điện, các loại thiết bị CB, cầu chì, cắt lọc sét, dây dẫn chuyên dụng cho điện mặt trời… Các loại khung kẽm & nhôm chuyên dụng, thang máng cáp có độ bền trên 30 năm ở ngoài trời…
3. Điều kiện mái thi công: mái tôn sẽ ít tốn chi phí nhất, sau đó là mái bằng, mái ngói… đặc thù một số công trình phức tạp hoặc ở độ cao thì có thể chi phí thi công cao hơn một chút. Nhưng giá thi công chỉ chiếm khoảng 5-15% tổng giá trị hợp đồng.
4. Chất lượng thi công, bảo hành bảo dưỡng… mỗi đơn vị thi công điện mặt trời có năng lực, kinh nghiệm và tiêu chuẩn chất lượng riêng, các công ty lớn còn có đội ngũ theo dõi giám sát hệ thống và đề xuất bảo trì bảo dưỡng định kỳ cho các hệ thống lớn để tăng tính hiệu quả của công trình. Vì thế chi phí lắp đặt có thể có khác nhau, tuy vậy tỉ lệ chi phí này không lớn chỉ từ 5-15% đơn giá hệ thống, vì vậy nên chọn các đơn vị có năng lực tốt, kinh nghiệm nhiều năm và đội ngũ lớn để có thể yên tâm về chất lượng & tuổi thọ của công trình.
Và giá thành như sau: – Điện mặt trời áp mái cho gia đình: với công suất lắp đặt từ 2-5kWp, mỗi kWp cần diện tích khoảng 6-7m2 và mỗi ngày sản xuất được từ 4-6kWh (tùy chất lượng tấm pin, các thành phần khác trong hệ thống & điều kiện nắng) sẽ có suất đầu tư từ 20-25tr/1kWp cho các sản phẩm tốt, và từ 25-30tr cho các sản phẩm cao cấp có tiêu chuẩn & chất lượng vượt trội, thời gian bảo hành lâu.
– Điện mặt trời áp mái với quy mô lớn hơn cho nhà xưởng, doanh nghiệp, giá thành mỗi kWp phổ thông là từ 15-18tr/ kWp và cao cấp là từ 18-22tr/kWp
Một số đơn vị nhỏ có thể có đơn giá thấp hơn mức đề xuất bên trên nhưng khách hàng nên xem kỹ năng lực của đơn vị chào giá và xuất xứ của sản phẩm có thể là từ các hãng không tên tuổi tại Trung Quốc. |